Hiểu thế nào cho đúng về “bãi bỏ” một số quy định về sinh con thứ ba?

09:45 26/05/2020
Theo các chuyên gia, việc thí điểm bãi bỏ các quy định của các tổ chức, cơ quan, đơn vị, cộng đồng liên quan đến mục tiêu giảm sinh, tiêu chí giảm sinh con thứ 3 trở lên chỉ áp dụng ở nơi có mức sinh thấp, không phải trên toàn quốc. Địa phương có mức sinh cao tiếp tục vận động người dân không sinh nhiều con và vẫn duy trì khẩu hiệu "Dừng lại ở hai con để nuôi, dạy cho tốt”.
Hiểu thế nào cho đúng về “bãi bỏ” một số quy định về sinh con thứ ba? - Ảnh 1.

Việc bãi bỏ các quy định của các tổ chức, cơ quan, đơn vị, công đồng liên quan đến mục tiêu giảm sinh, tiêu chí giảm sinh con thứ ba trở lên chỉ áp dụng tại nơi có mức sinh thấp. Ảnh minh họa

Chỉ "bãi bỏ" một số quy định không còn phù hợp, không phải là "hủy bỏ"

Để khắc phục tình trạng mức sinh đang xuống thấp tại nhiều nơi và già hóa dân số đang diễn ra nhanh chóng, nhằm bảo đảm thực hiện Chiến lược Dân số Việt Nam đến năm 2030, mới đây, Thủ tưởng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 588/QĐ-TTg phê duyệt "Chương trình điều chỉnh mức sinh phù hợp các vùng, đối tượng đến năm 2030". Trong đó có nội dung "bãi bỏ các quy định của các tổ chức, cơ quan, đơn vị, công đồng liên quan đến mục tiêu giảm sinh, tiêu chí giảm sinh con thứ 3 trở lên" tại những vùng đang có mức sinh thấp với mục đích nâng mức sinh để đạt mức sinh thay thế (2,1 con/phụ nữ).

Liên quan đến vấn đề này, thời gian qua, vẫn còn nhiều ý kiến trái chiều về việc có hay không được sinh con thứ 3 và tại sao lại là "bãi bỏ" mà không phải là "hủy bỏ" các quy định về giảm sinh. Những trường hợp vi phạm trước đây liên quan đến vấn đề sinh con thứ ba có được phục hồi hay không? Giải thích về điều này, luật sư Nguyễn Anh Tuấn, Công ty Luật TNHH Trường Lộc cho biết, hủy bỏ là biện pháp xử lý văn bản pháp luật có khiếm khuyết được áp dụng đối với cả văn bản quy phạm pháp luật, văn bản áp dụng pháp luật và văn bản hành chính khi các văn bản này có vi phạm nghiêm trọng như: Nội dung văn bản bất hợp pháp, ban hành trái thẩm quyền nội dung; sai phạm về thủ tục ban hành dẫn đến làm mất cơ sở pháp lý của việc giải quyết công việc phát sinh và một số vi phạm nghiêm trọng khác.

Theo luật sư Nguyễn Anh Tuấn, hậu quả pháp lý của việc hủy bỏ là văn bản pháp luật sẽ hết hiệu lực pháp luật kể từ thời điểm văn bản này được ban hành. Điều đó có nghĩa là phủ nhận giá trị pháp lý của văn bản bị hủy bỏ ngay từ khi nó được ban hành. Tức là, việc cơ quan có thẩm quyền ban hành văn bản để làm mất hiệu lực của văn bản bị hủy bỏ kể cả trở về trước. Cùng với đó, nếu văn bản bị hủy bỏ là văn bản áp dụng pháp luật thì đây còn là cơ sở để xem xét và giải quyết trách nhiệm bồi thường, trách nhiệm hoàn trả của chủ thể ban hành văn bản.

Còn trong trường hợp Quyết định 588/QĐ-TTg có căn cứ từ Quyết định số 1679/QĐ-TTg ngày 22/11/2019 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược Dân số Việt Nam đến năm 2030 nhằm thực hiện điều chỉnh một số chính sách về dân số so với thời kỳ trước đây, dẫn đến một số quy định pháp luật không còn phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội. Do đó, cần phải bãi bỏ các quy định này. "Việc bãi bỏ các quy định pháp luật trước đây chỉ làm mất đi hiệu lực của nó kể từ thời điểm bị bãi bỏ, vì vậy, các vi phạm đã có không được khôi phục", luật sư Nguyễn Anh Tuấn nhấn mạnh.

Những đảng viên nào sinh con thứ ba sẽ không vi phạm?

Cũng xoay quanh vấn đề này, nhiều người đã hiểu rằng, việc bãi bỏ cho phép người dân thoải mái sinh con thứ ba, kể cả đảng viên. Tuy nhiên, theo bà Đặng Quỳnh Thư, Vụ trưởng Vụ Quy mô dân số (Tổng cục Dân số), đây là nội dung điều chỉnh chỉ áp dụng tại các vùng có mức sinh thấp và không có nghĩa rằng người dân hoặc cán bộ, đảng viên được khuyến khích sinh con thứ ba.

Bà Đặng Quỳnh Thư giải thích, trước đây, tại nhiều địa phương thường đặt tiêu chí về DS-KHHGĐ là các thôn, xã, bản làng, huyện... không có người sinh con thứ 3 trở lên. Những tiêu chí này sẽ được rà soát bãi bỏ để không tạo tâm lý cho người dân rằng, nhà chức trách đang thực hiện chính sách giảm sinh. Hay nói cách khác, mục đích của chính sách này là điều chỉnh chính sách từ khuyến khích giảm sinh sang nâng mức sinh để đạt mức sinh thay thế tại những địa phương đang có mức sinh thấp.

Về vấn đề sau khi Quyết định 588 có hiệu lực, đảng viên sinh con thứ 3 có còn bị xử lý vi phạm nữa không? BS Mai Xuân Phương, Phó Vụ trưởng Vụ Truyền thông - Giáo dục (Tổng cục Dân số, Bộ Y tế) cho biết, tại Điều 27 Quy định số 102-QĐ/TW ngày 15/11/2017 của Ban Chấp hành Trung ương về việc xử lý kỷ luật đảng viên vi phạm đã đề cập đến vấn đề xử phạt đảng viên vi phạm về chính sách dân số, kế hoạch hóa gia đình (cụ thể là sinh con thứ ba trở lên với các mức xử lý kỷ luật tương ứng). Cùng với đó, Hướng dẫn số 04-HD/UBKTTW về việc thực hiện một số điều trong Quy định 102-QĐ/TW đã nêu rất rõ về nội dung này. Đến nay, các văn bản này vẫn còn hiệu lực thi hành.

Ngoài các trường hợp đảng viên bị xử lý kỷ luật, trong Hướng dẫn số 04-HD/UBKTTW cũng đề cập đến một số trường hợp đảng viên sẽ không bị xử lý kỷ luật khi sinh con thứ ba trở lên. Hay nói cách khác, nếu đảng viên thuộc một trong các trường hợp dưới đây, khi sinh con thứ 3 sẽ không bị xem xét xử lý kỷ luật. Cụ thể: Cặp vợ chồng sinh con thứ ba, nếu cả hai hoặc một trong hai người thuộc dân tộc có số dân dưới 10.000 người hoặc thuộc dân tộc có nguy cơ suy giảm số dân (tỷ lệ sinh nhỏ hơn hoặc bằng tỷ lệ chết) theo công bố chính thức của Bộ KH&ĐT; cặp vợ chồng sinh lần thứ nhất mà sinh ba con trở lên; cặp vợ chồng đã có một con đẻ, sinh lần thứ hai mà sinh 2 con trở lên.

Bên cạnh đó, cặp vợ chồng sinh lần thứ ba trở lên, nếu tại thời điểm sinh chỉ có một con đẻ còn sống, kể cả con đẻ đã cho làm con nuôi; cặp vợ chồng sinh con lần thứ ba, nếu đã có hai con đẻ nhưng một hoặc cả hai con bị dị tật hoặc mắc bệnh hiểm nghèo không mang tính di truyền, đã được Hội đồng giám định y khoa cấp tỉnh hoặc cấp Trung ương xác nhận. Ngoài ra, trường hợp sinh con thứ ba do mang thai ngoài ý muốn, nếu thực hiện các biện pháp kế hoạch hóa gia đình gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ người mẹ (có xác nhận của bệnh viện cấp huyện và tương đương trở lên) thì thôi không xem xét, xử lý kỷ luật.

Theo luật sư Nguyễn Anh Tuấn, hậu quả pháp lý của việc hủy bỏ là văn bản pháp luật sẽ hết hiệu lực pháp luật kể từ thời điểm văn bản này được ban hành. Điều đó có nghĩa là phủ nhận giá trị pháp lý của văn bản bị hủy bỏ ngay từ khi nó được ban hành. Tức là, việc cơ quan có thẩm quyền ban hành văn bản để làm mất hiệu lực của văn bản bị hủy bỏ kể cả trở về trước. Cùng với đó, nếu văn bản bị hủy bỏ là văn bản áp dụng pháp luật thì đây còn là cơ sở để xem xét và giải quyết trách nhiệm bồi thường, trách nhiệm hoàn trả của chủ thể ban hành văn bản.

Còn trong trường hợp Quyết định 588/QĐ-TTg có căn cứ từ Quyết định số 1679/QĐ-TTg ngày 22/11/2019 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược Dân số Việt Nam đến năm 2030 nhằm thực hiện điều chỉnh một số chính sách về dân số so với thời kỳ trước đây, dẫn đến một số quy định pháp luật không còn phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội. Do đó, cần phải bãi bỏ các quy định này. "Việc bãi bỏ các quy định pháp luật trước đây chỉ làm mất đi hiệu lực của nó kể từ thời điểm bị bãi bỏ, vì vậy, các vi phạm đã có không được khôi phục", luật sư Nguyễn Anh Tuấn nhấn mạnh.

Mai Nguyễn/giadinh.net



Ý kiến bạn đọc